Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

TÀI LIỆU CÁC MÔN HỌC- HK5

TỔNG QUAN VỀ LUẬT TẠNG PĀLI

I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH LUẬT TẠNG
1. Sơ thời giáo pháp
2. Thời điểm Phật chế giới
Theo tài liệu Luật tạng ghi lại, thời điểm Đức Phật chế giới được khởi xướng bởi Đại đức Sārīputta vào hạ thứ 12 sau Phật thành đạo tại Verañjā. Tuy nhiên, Đức Phật chính thức chế định giới đầu tiên phải đến hạ thứ 20 sau Phật thành đạo tại Vesāli, Kalandagāma.
Ở tại Verañjā tôn giả Sāriputta lúc độc cư đã nghĩ đến những nguyên nhân và giáo pháp của chư Phật nào cửu trụ (ciraṭṭhitika) sau khi chư Phật ấy viên tịch? Đức Thế Tôn đã cho biết giáo pháp của những vị Phật nào có chế định giới luật cho chúng đệ tử thì giáo pháp ấy được duy trì lâu dài, đó là giáo pháp của những vị Phật: Kakusandha, Konāgamana, Kassapa; trong khi đó giáo pháp của những vị Phật nào không có chế định giới luật cho chúng đệ tử thì giáo pháp ấy không duy trì lâu dài như hai vị Thế Tôn: Sikhī, Vipassī.
Sau đó tôn giả Sāriputta đã cầu thỉnh Đức Thế Tôn chế định giới luật cho chúng đệ tử để giáo pháp được duy trì. Đức Thế Tôn đã phán rằng: “Như Lai biết đúng thời chế định giới luật, cho đến khi nào trong Tăng chúng hiện khởi bốn sự kiện sanh lậu hoặc (āsavaṭṭhāniyadhamma) thì khi ấy sẽ xảy ra các tệ nạn, bấy giờ sẽ là lúc hợp thời để Như Lai chế định giới luật cho chúng đệ tử”. Sau đây là nguyên bản Pāli về lời dạy của Đức Phật trong sự kiện này:
“Tathāgatova tattha kālaṃ jānissati. Na tāva, sāriputta, satthā sāvakānaṃ sikkhāpadaṃ paññapeti uddisati pātimokkhaṃ yāva na idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti. Yato ca kho, sāriputta, idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti, atha satthā sāvakānaṃ sikkhāpadaṃ paññapeti uddisati pātimokkhaṃ tesaṃyeva āsavaṭṭhānīyānaṃ dhammānaṃ patighātāya. Na tāva, sāriputta idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti yāva na saṅgho rattaññumahattaṃ vepullamahattaṃ lābhaggamahattaṃ bāhusaccamahattaṃ patto hoti. Yato ca kho, sāriputta, saṅgho rattaññumahattaṃ vepullamahattaṃ lābhaggamahattaṃ bāhusaccamahattaṃ pattohoti, atha idhekacce āsavaṭṭhānīyā dhammā saṅghe pātubhavanti, atha satthā sāvakānaṃ sikkhāpadaṃ paññapeti uddisati pātimokkhaṃ tesaṃyeva āsavaṭṭhānīyānaṃ dhammānaṃ patighātāya.”
“Đức Như Lai sẽ biết đúng thời trong việc ấy. Này Sārīputta cho đến khi nào một số pháp sanh lậu hoặc chưa có hiện khởi trong Tăng chúng; thời cho đến khi ấy, Bậc Đạo sư chưa chế định điều học, công bố giới bổn cho chúng đệ tử. Và cho đến khi nào này Sārīputta, một số pháp sanh lậu hoặc xuất hiện nơi Tăng chúng, thì Bậc Đạo Sư mới chế định điều học, công bố giới bổn cho các đệ tử để ngăn ngừa các pháp sanh lậu hoặc ấy. Này sārīputta đến khi nào Tăng chúng chưa đạt đến sự lớn mạnh về thâm niên, chưa đạt đến sự lớn mạnh về phát triển, chưa đạt đến sự lớn mạnh về lợi lộc, chưa đạt đến sự lớn mạnh về uyên bác; thì cho đến khi ấy một số pháp sanh lậu hoặc chưa hiện khởi nơi Tăng chúng. Này sārīputta khi mà Tăng chúng đạt đến sự lớn mạnh về thâm niên, sự lớn mạnh về phát triển, sự lớn mạnh về lợi lộc, sự lớn mạnh về uyên bác thì khi ấy các pháp sanh lậu hoặc sẽ hiện khởi trong Tăng chúng, bấy giớ bậc đạo sư mới chế định điều học, công bố học giới cho chúng đệ tử để ngăn ngừa các pháp lậu hoặc ấy”.
2. Giá trị của giới luật
2.1. Giới luật là yếu tố để duy trì giáo pháp
Ở tại Verañjā tôn giả Sāriputta lúc độc cư đã nghĩ đến những nguyên nhân và giáo pháp của chư Phật nào cửu trụ (ciraṭṭhitika) sau khi chư Phật ấy viên tịch? Khi tôn giả Sārīputta hỏi Đức Thế Tôn nguyên nhân khiến cho giáo pháp tồn tại lâu dài thì được Ngài cho biết vì giáo pháp ấy có thiết lập giới luật (Vin. Bhikkhuvibhariga-chương I, verāñjā). Và do đó trong chú giải có câu “Vinayo sāsana mūlaṃ hiti”: Giới luật là cội rễ của giáo pháp. Đức Thế Tôn đã cho biết giáo pháp của những vị Phật Kakusandha, Konāgamana, Kassapa có chế định giới luật cho chúng đệ tử nên giáo pháp ấy được duy trì lâu dài. Trong khi đó giáo pháp của những vị Phật Sikhī, Vipassī vì không có chế định giới luật cho chúng đệ tử nên giáo pháp ấy không duy trì lâu dài.
2.2. Giới luật là chỗ nương tựa để tu tập
Khi bậc Đạo sư (Đức Phật) còn hiện tiền thì các Tỳ kheo nương tựa nơi Ngài để làm căn bản cho sự tu tập, nhưng khi bậc Đạo sư đã nhập diệt thì sự tu tập của đệ tử phải y cứ vào Pháp và Luật mà Ngài đã thuyết đã chế. ‘Khi đức Phật sắp viên tịch, Ðại Ðức Ānanda Thị giả có hỏi ngài về vị thầy để Tăng chúng nương nhờ sau này: “Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, chúng Tỳ kheo sẽ mất đi bậc Đạo sư.” thì đức Phật đã phán dạy rằng: “Yo vo Ānanda mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto so vo mam' accayena satthā”, này Ananda, pháp và luật mà Ta đã thuyết dạy trình bày cho các ngươi thì chính pháp và luật ấy là vị thầy của các ngươi sau khi Ta diệt độ.’[1]
3. Mục đích Đức Phật chế định giới luật
Nói một cách tổng quát, giới luật được biết đến giá trị đặc biệt khi Đức Thế Tôn tuyên bố ra 10 mục đích để chế định giới luật: “Tena hi, bhikkhave, bhikkhūnaṃ sikkhāpadaṃ paññāpessāmi dasa atthavase paṭicca:” “Do vậy, này các Tỳ kheo, ta sẽ chế định điều học cho các Tỳ kheo vì 10 mục đích:”
Mười mục đích (atthavasa) đó là:
1. Saṅghasuṭṭhutāya, chế định giới luật để đem lại sự tốt đẹp cho Tăng chúng.
2. Saṅghaphāsutāya, chế định giới luật để đem lại sự an vui cho Tăng chúng.
3. Dummaṅkūnaṃ puggalānaṃ niggahāya, chế định giới luật để kiềm chế những người xấu.
4. Pesalānaṃ bhikkhūnaṃ phāsuvihārāya, chế định giới luật để đem lại lạc trú cho các Tỳ-khưu đức hạnh.
5. Diṭṭha dhammikānaṃ āsavānaṃ saṃvarāya, chế định giới luật để ngăn chận các lậu hoặc phiền não trong đời hiện tại.
6. Samparāyikānaṃ āsavānaṃ paṭighātāya, chế định giới luật để tiêu trừ các lậu hoặc trong đời tương lai.
7. Appasannānaṃ pasādāya, chế định giới luật để đem lại niềm tin cho những người chưa có niềm tin.
8. Pasannānaṃ bhiyyobhāvāya, chế định giới luật để làm tăng trưởng niềm tin cho những người đã tin.
9. Saddhammaṭṭhitiyā, chế định giới luật để duy trì Chánh Pháp.
10. Vinayānuggahāya, chế định giới luật để củng cố qui củ.
Những mục đích về việc chế định giới luật được trình bày trích trong Mahāvagga I.20, và Aṅguttaranikāya .V.70.
II. NỘI DUNG GIỚI LUẬT
1. Năm bộ luật Pāli
Luật tạng Pāli gồm 5 bộ chính: 1. Căn Bản Giới, Parajika Pāli (Major Offences); 2. Tiểu Giới, Pacittiya Pāli (Minor Offences); 3. Đại Phẩm, Mahavagga Pāli (Greater Section); 4. Tiểu Phẩm, Cullavagga Pāli (Lesser Section); 5. Yết Ma và Truyền Giới Pháp, Parivara Pāli (Epitome of the Vinaya). Vào năm 2005, Tỳ khưu Indacanda (Chánh Thân) đã hoàn tất dịch sang Việt ngữ toàn bộ Luật tạng, và phân chia như sau: 1. Phân tích giới Tỳ khưu (Bhikkhu vibhanga): 2 tập; 2. Phân tích giới Tỳ khưu ni (Bhikhuni vibhanga): 1 tập; 3. Đại phẩm (Mahavagga): 2 tập; 4. Tiểu phẩm (Cullavagga): 2 tập; 5. Tập yếu (Parivara): 2 tập.
Hai bộ luật đầu tiên, bộ luật Mahavibhaṅga (Đại phân tích) nội dung là phân tích 227 giới của Tỳ kheo, bộ luật Bhikkhunīvibhaṅga nội dung phân tích 311 giới của Tỳ kheo ni. Hai bộ luật trên nội dung trình bày duyên sự chế giới, điều giới được chế định, điều chế định phụ theo và cuối cùng là giải thích từ vựng của học giới cùng các khía cạnh của các giới ấy. Nên hai bộ này được gọi là phân tích (vibhaṅga).
Bộ luật Mahāvagga (Đại phẩm), nội dung trình bày những luật có liên quan đến sự sinh hoạt của Tăng đoàn như: việc an cư kiết hạ, lễ bố tát (uposatha), lễ tự tứ (pavāraṅa), lễ xuất gia (pabhajita), lễ thọ cụ túc giới (upasampadā)…
Bộ luật Cullavagga (Tiểu phẩm) nội dung nêu lên một số vấn đề liên quan đến các Tăng sự (Saṅghakamma).
Bộ luật Parivāra (Phụ luật), nội dung đúc kết bốn bộ luật kia thành một giáo trình.
2. Luật chuẩn hành và luật chế định
Luật mà Đức Thế Tôn đã ban hành gồm có 2 dạng là luật chuẩn hành (anuñatti) và luật chế định (paññatti).
2.1. Luật chuẩn hành (anuñatti)
Luật chuẩn hành (anuñatti) tức là những điều mà Đức Thế Tôn quy định cho phép làm “Anujānāmi bhikklave…v.v…”. Như việc Đức Thế Tôn cho phép nhập hạ an cư (Anujānamibhikklave vassaṃ up tuṃ), việc Đức Thế Tôn cho phép nhận y Kaṭhinaṃ.v.v… (Anujānamibhikklave kaṭhinaṃ attharituṃ).
2.2. Luật chế định (paññatti)
Luật chế định (paññatti), tức là những điều luật mà Đức Thế Tôn đã ngăn cấm không cho làm. Trong các giới bổn, những điều mà Đức Thế Tôn dạy: “Evañca pana bhikkhave imaṃ sikkhāpadaṃ uddiseyyātha…” (Do vậy, này các Tỳ kheo, các ngươi phải công bố học giới này…).
3. Phận sự và hành sự
Luật lệ được Đức Thế tôn ban hành, ở một góc độ khác nên biết có có hai hình thức: phận sự (kicca) và hành sự (kamma).
3.1. Phận sự (kicca)
Những điều mà Đức Thế Tôn cho phép làm đối với cá nhân Tỳ kheo như cách thức quán tưởng vật dụng (catupaccaya), cách thọ y kathinaṃ, cách tùy hỷ y kathinaṃ, cách ứng xử trong tu viện (tịnh xá).v.v… Đây gọi là luật phận sự (kicca).
3.2. Hành sự (kamma)
Những điều luật mà Đức Thế Tôn cho tập thể Tăng nên làm bằng tinh thần hòa hợp để xử lí những vụ việc xảy ra trong Tăng chúng. Việc mà Tăng phải làm bằng tinh thần hòa hợp như vậy gọi là luật hành sự (kamma), nói cho đủ là Saṅghkamma (Tăng sự).
4. Giới (Sīla)
Tứ thanh tịnh giới (Catupārisuddhisīla): Biệt biệt giải thoát thu thúc giới (Pāṭimokkhasaṃvarapārisuddhisīla); Thu thúc lục căn thanh tịnh giới (Indriyasaṃvarapārisuddhisīla); Chánh mạng thanh tịnh giới (Jīvitaṣannissitapārisuddhisīla; Quán tưởng vật dụng thanh tịnh giới (Paccayasannissitapārisuddhisīla).
Thanh tịnh giới thứ nhất là việc thu thúc nghiêm trì giới bổn Pātimokkha, không để vi phạm từ điều học lớn đến điều học nhỏ. Giới bổn Pāṭimokkha được thành tựu do nhờ đức tin (saddhāya).
Thanh tịnh giới thứ hai nghĩa là phẩm hạnh thu thúc, phòng hộ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý khi sáu căn tiếp xúc với sáu cảnh trần không để phiền não phát sanh. Thu thúc lục căn thanh tịnh giới thành tựu do nhờ chánh niệm (satiyā).
Thanh tịnh giới thứ ba là phẩm hạnh nuôi mạng chơn chánh, tức là không vì sự nuôi mạng, không vì sợ đói mà tìm phương cách phát sanh lợi lộc một cách bất chính làm trái giới luật của bậc xuất gia. Chánh mạng thanh tịnh giới thành tựu do nhờ sự tinh tấn (viriyena).
Thanh tịnh giới thứ tư là phẩm hạnh nghiêm túc khi thọ dụng bốn nhu cầu vật chất: ăn mặt, ở và bệnh; một vị sống đúng theo tinh thần luật là quán tưởng khi mặc y, thọ thực, dùng sàng tọa, uống thuốc chữa bệnh. Quán tưởng vật dụng thanh tịnh giới được thành tựu do nhờ trí tuệ (paññāya).
Mặt khác, tứ thanh tịnh giới được thành tựu do nhờ tàm quý (hiri-ottappa); khi một vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni sống thu thúc giới luật thời vị ấy phải có liêm sĩ, biết hổ thẹn và biết sợ hãi nga trong những lỗi nhõ nhặt.
5. Tội danh
Trong Luật tạng có đề ra 7 tội danh (thất tụ) như sau: 1. Pārājika, Ba la di (tội triệt khai); 2. Sanghādisesa, Tăng tàn (tội Tăng tàn) ; 3. Nissaggiyapācittiya, Ni tát kỳ Ba dật đề (tội ưng xả đối trị) ; 4. Pācitiya, Ba dật đề (ưng đối trị) ; 5. Thullaccaya, Thâu lan giá (thô suất) ; 6. Dukkata, Đột cát la (ác tác) ; 7. Dubbhāsita, đột cát la (ác thuyết).
Trong giới bổn, các học giới Pārājika thuộc về tội Pārājiāapatti. Các học giới Saṅghādisesa thuộc về tội Saṅghādisesapatti. Các học giới Nissaggiyapācittiya thuộc về tội Nissaggiyapācittiyāpatti. Những điều giới Paccitiya thuộc về tội Paccitiyapatti. Những hành động hoặc lời nói gần phạm tội Pārājika và Saṅghādisesa thì thuộc về Thullaccayapatti. Những lời nói thông thường, mang tính chất dễ duôi, làm cho người nghe khó chịu v.v…thì thuộc về tội ác thuyết (Dubbhāsita). Những điều học như Ưng học pháp và những điều cấm rời rạc, có tính chất tiểu tiết thì được kể là tội ác tác (Dukkata).
6. Nguồn gốc phát sanh tội (Samutthānaṃ)
Có 6 chỗ sanh tội: 1. Do thân (kāyato); 2. Do khẩu (vacate); 3. Do ý (cittato); 4. Do thân-ý (kāyacittato); 5. Do khẩu-ý (vācācittato); 6. Do than-khẩu-ý (kāyavācācittato).
Chỗ sanh tội có 6 thứ, những điều luật nào chỉ phạm tội khi thân có hành động thì gọi là điều giới phạm do thân (1); đôi khi điều học phạm do thân thân hành động có cố ý, điều học ấy gọi là điều học có chỗ sanh tội do thân-ý (4). Những điều giới nào phạm tội do lời nói, do miệng phát ngôn thì đó gọi là điều giới có chỗ sanh tội do khẩu (2); hoặc có sự cố ý nói thì gọi là do khẩu-ý (5). Có những điều giới phạm do tưởng (saññī) thì gọi là điều học có chỗ sanh tội do ý (3). Có những điều học có thể phạm tội do thân hành động, có thể phạm tội do lời nói và tất cả phạm tội do sự cố ý làm, cố ý nói, nói tóm lại trường hợp này có thể phạm tội do thân-ý hay do thân-khẩu-ý. Đây gọi là điều học phạm tội do thân-khẩu-ý (6).
Mặt khác, các điều giới bị phạm do 6 chỗ sanh tội ấy cần phải hiểu rằng: những điều phạm do thân hoặc do khẩu dù không cố ý thì những điều ấy được gọi là điều học cũng phạm do vô ý (acittaka). Những điều học phạm do thân hoặc do khẩu hoặc do thân-khẩu mà có cố ý làm hay nói mới phạm tội thì những điều học ấy gọi là điều phạm tội do cố ý (sacittaka).
III. TĂNG SỰ VÀ PHẬN SỰ
Ngoài những điều học mà Đức Thế Tôn đã chế định (paññatti) còn có những điều mà Đức Thế Tôn chuẩn hành (anuñatti) cho phép làm. Luật chuẩn hành gồm có 2: Tăng sự (Sanghakamma) và Phận sự (kiccavatta). Những việc làm của Tăng phải thi hành bằng tinh thần hòa hợp và theo phép để giải quyết các vấn đề trong Giáo hội Tăng đoàn. Đó gọi là Tăng sự (Sanghakamma). Những việc mà cá nhân mỗi vị Tỳ kheo phải biết và thực hành cho đúng pháp thì gọi là Phận sự (kiccavata).
1. Tăng sự (Saṅghakamma: Hành sự của Tăng)
Có 4 loại Tăng sự: Tăng sự Nghị quyết (apalokanakamma); Tăng sự Đơn bạch (ñattikamam); Tăng sự Nhị bạch (ñattidutiyakamma); Tăng sự Tứ bạch (ñatticatutthakamma).
1.1. Tăng sự Nghị quyết (apalokanakamma)
Tăng sự Nghị quyết (apalokanakamma) là loại hình Tăng sự được quy định thực hiện bằng cách một Tỳ kheo nào đó trình bạch hỏi ý chư Tăng 3 lần. Loại hình Tăng sự này không có tuyên ngôn (kammavācā), không cần hợp Tăng ngồi trong hắc tay[2] (hatthapāla), không cần thiết phải thực hiện trong cương giới sīma, cũng không cần phải có túc số tối thiểu. Tăng sự Nghị quyết này để làm những Tăng sự nhỏ như: thông báo việc cạo tóc, phát thẻ, phát cháo…
1.2. Tăng sự Đơn bạch (ñattikamam)
 Tăng sự Đơn bạch (ñattikamam) là nghi thức Tăng sự mà chư Tăng phải thực hiện trong sīma và có tuyên ngôn một lần do vị Tỳ kheo thông luật; về túc số Tăng hành Tăng sự này thì tùy trường hợp 4 hoặc 5 vị.
1.3. Tăng sự Nhị bạch (ñattidutyyakamma)
Tăng sự Nhị bạch tức là loại Tăng sự có tuyên ngôn (kammavācā) tụng 2 lần gồm một lời bố cáo (ñatti) và 1 lời biểu quyết (anusāvana). Trong luật Parivāra có kể rõ vụ việc thuộc loại hình Tăng sự nhị bạch như việc giao y Kaṭhina…
Sau đây là văn bản Pāli của tuyên ngôn Tăng sự nhị bạch:
a. Tuyên ngôn Tăng sự giao y Kaṭhina:
Khi giao y cho vị Tỳ-kheo thọ lãnh Kaṭhina cần phải làm tăng sự nhị bạch tuyên ngôn (ñattidu-tiyakammavācā) như sau:
Suṇātu me bhante saṅgho idaṃ saṅghassa Kaṭhinadussaṃ uppannaṃ. Yadi saṅghassa patta-kallaṃ saṅgho imaṃ Kaṭhinadussaṃ Itthannāmassa bhikkhuno dadeyya Kaṭhinaṃ attharituṃ. Esā ñatti. Suṇātu me bhante saṅgho idaṃ saṅghassa Kaṭhinadussaṃ uppannaṃ. Saṅgho imaṃ Kaṭhina-dussaṃ Itthannāmassa bhikkhuno deti Kaṭhinaṃ at-tharituṃ. Yass' āyasmato khamati imassa Kaṭhina-dussassa Itthannāmassa bhikkhuno dānaṃ kaṭhi-naṃ attharituṃ so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Dinnaṃ idaṃ saṅghena Kaṭhinadussaṃ Itthannāmassa bhikkhuno Kaṭhinaṃ attharituṃ. Khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhāra-yāmi.
Bạch đại đức Tăng, xin quý Ngài hãy nghe tôi, đây là vải Kaṭhina phát sanh đến Tăng. Nếu đã hợp thời với Tăng, chúng Tăng nên giao vải Kaṭhina này cho Tỳ-kheo tên vậy (mỗ) để làm y Kaṭhina. Ðó là lời bố cáo.
Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, đây là vải Kaṭhina phát sanh đến Tăng; chúng Tăng nên giao vải Kaṭhina này cho Tỳ-kheo tên mỗ (vậy) để làm y Kaṭhina; đối với Tôn giả nào đồng thuận giao vải Kaṭhina nầy cho Tỳ-kheo tên mỗ (vậy) làm y Kaṭhina thì im lặng, nếu Tôn giả nào không chấp nhận thì nói ra.
Vải Kaṭhina này đã được Tăng giao cho Tỳ-kheo tên vậy để làm y Kaṭhina, Tăng chấp nhận do đó mới im lặng. Tôi xin ghi nhận việc đó như vậy.
b. Tuyên ngôn Tăng sự kết giới Sīmā
“Suṇātu me bhante saṅgho yāvatā samantā nimittā kittitā. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho etehi nimittehi sīmaṃ sammanneyya samānasaṃ-vāsaṃ ekuposathaṃ. Esā ñatti.
Suṇātu me bhante saṅgho yāvatā samantā ni-mittā kittitā. Saṅgho etehi nimittehi sīmaṃ sam-mannati samānasaṃvāsaṃ ekuposathaṃ. Yass' āyas-mato khamati etehi nimittehi sīmāya sammati samāṇasaṃvāsāya ekuposathāya so tuṇh' assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Sammatā sīmā saṅghena etehi nimittehi samānasaṃvāsā ekuposathā. Kha-mati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhā-rayāmi”[3].
Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, các mốc ranh đã xác định giới hạn chung quanh. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng nên ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát, theo các mốc ranh đó. Ðây là lời bố cáo.
Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, các mốc ranh đã xác định giới hạn chung quanh. Tăng ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát, theo các mốc ranh đó. Sự ấn định cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát vị nào chấp nhận thì im lặng, vị nào không chấp nhận phải nói ra. Cương giới chỗ cộng trú đồng bố-tát đã được Tăng ấn định theo các mốc ranh đó, Tăng chấp nhận nên mới im lặng. Tôi ghi nhận việc đó như vậy.
1.4. Tăng sự Tứ bạch (ñatticatutthakamma)
Tăng sự Tứ bạch là hình thức Tăng sự có bản tuyên ngôn (kammavācā) gồm có 4 đoạn, 1 lời thông báo (ñatti) và 3 lần biểu quyết (anusāvana).
Đức Thế tôn đã quy định nhiều sự việc mà Tăng phải giải quyết bằng Tứ bạch tuyên ngôn. Như là việc khiển trách Tỳ kheo hành quấy (tajjanīyakamma), việc tẩn xuất Tỳ kheo tội lỗi ra khỏi địa phương (nissāranīyakamma), việc can gián (samanubhāsana) vị Tỳ kheo tà kiến hay ác ngữ hoặc xu hướng làm quấy. Tăng sự … (parivāsadāna), Tăng sự thuyết cụ túc giới (upasampadākamma)…
Đơn cử việc Tăng sự cho thọ cụ túc giới bằng văn bản Tứ bạch tuyên ngôn như sau:
“Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho parisuddho anta-rāyikehi dhammehi paripuṇṇassa pattacīvaraṃ. Nā-go saṅghaṃ upasampadaṃ yācati āyasmatā tissena upajjhāyena. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho nāgaṃ upasampādeyya āyasmatā tissena upajjhā-yena. Esā ñatti”
Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho parisuddho anta-rāyikehi dhammehi paripuṇṇassa pattacīvaraṃ. Nāgo saṅghaṃ upasampadaṃ yācati āyasmatā tis-sena upajjhāyena. Saṅgho nāgaṃ upasampādeti āyasmatā tissena upajjhāyena. Yass'āyasmato kha-mati nāgassa upasampadā āyasmatā tissena upaj-jhāyena so tuṇh'assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Dutiyampi etamatthaṃ vadāmi.
Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho parisuddho anta-rāyikehi dhammehi paripuṇṇassa pattacīvaraṃ. Nāgo saṅghaṃ upasampadaṃ yācati āyasmatā tis-sena upajjhāyena. Saṅgho nāgaṃ upasampādeti āyasmatā tissena upajjhāyena. Yass'āyasmato kha-mati nāgassa upasampadā āyasmatā tissena upaj-jhāyena so tuṇh'assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Tatiyampi etamatthaṃ vadāmi.
Suṇātu me bhante saṅgho ayaṃ nāgo āyas-mato tissassa upasampadāpekkho parisuddho anta-rāyikehi dhammehi paripuṇṇassa pattacīvaraṃ. Nāgo saṅghaṃ upasampadaṃ yācati āyasmatā tis-sena upajjhāyena. Saṅgho nāgaṃ upasampādeti āyasmatā tissena upajjhāyena. Yass'āyasmato kha-mati nāgassa upasampadā āyasmatā tissena upaj-jhāyena so tuṇh'assa yassa nakkhamati so bhāseyya. Upasampanno saṅghena nāgo āyasmatā tissena upajjhāyena. khamati saṅghassa tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi[4].
Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi, Nāga nầy là người muốn thọ cụ túc, đệ tử của Tôn giả Tissa, đã thanh tịnh các pháp chướng ngại, và đầy đủ y bát. Nāga cầu xin thọ giới cụ túc nơi tăng, có thầy tế độ là Tôn giả Tissa. Nếu đã hợp thời với Tăng, Tăng nên truyền giới cụ túc cho Nāga có thầy tế độ là Tôn giả Tissa. Ðó là lời bố cáo.
Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi, Nāga nầy là người muốn thọ giới cụ túc, đệ tử của Tôn giả Tissa, đã thanh tịnh các pháp chướng ngại, và đầy đủ y bát. Nāga cầu xin thọ giới cụ túc nơi tăng, có thầy tế độ là Tôn giả Tissa. Tăng truyền cụ túc cho Nāga, có thầy tế độ là Tôn giả Tissa. Sự truyền cụ túc cho Nāga, có thầy tế độ là Tôn giả Tissa nếu vị nào chấp nhận thì im lặng, như vị nào không chấp nhận phải nói ra. Tôi tuyên bố ý nghĩa đó lần thứ hai.
Bạch đại đức tăng, xin hãy nghe tôi .. nt ... phải nói ra. Tôi tuyên bố ý nghĩa đó lần thứ ba.
Bạch đại đức Tăng, xin hãy nghe tôi ... nt ... phải nói ra. Nāga đã được Tăng truyền giới cụ túc, có Tôn giả Tissa là thầy tế độ. Tăng chấp nhận nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc đó như vậy.
1.5. Lời chỉ giáo (ansāsana)
Tāvadeva chāyā metabbā utuppamānaṃ ācik-khitabbaṃ divasabhāgo ācikkhitabbo saṅgīti ācikkhi-tabbā cattāro nissayā ācikkhitabbā cattāri ca akara-ṇīyāni ācikkhitabbāni.
Phải đo bóng thời gian, kể mùa tiết, kể ngày giờ, đếm số tăng hội, trình bày bốn y chỉ, và chỉ dạy bốn bất tác.
1.6. Dạy bốn y chỉ (nissaya):
1."Piṇḍiyalopabhojanaṃ nissāya pabbajjā. Tattha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho saṅghabhattaṃ uddesabhattaṃ nimantanaṃ saḷāka-bhattaṃ pakkhikaṃ uposathikaṃ pātipadikaṃ" "Āma bhante".
"Các bậc xuất gia sống nương đồ ăn khất thực. Ðiều đó ngươi phải trọn đời siêng năng làm theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là Tăng thí thực, chỉ định thực, biệt thỉnh thực, trù phù thực, bán nguyệt kỳ thực, trai kỳ thực, sơ nhựt thực".
Tân Tỳ-kheo nói: "Thưa vâng".
2." Paṃsukūlacīvaraṃ nissāya pabbajjā. Tat-tha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho kho-maṃ kappāsikaṃ koseyyaṃkambakaṃ sānaṃ bhaṅ-gaṃ" "Āma bhante".
"Các bậc xuất gia sống nương y phấn tảo. Ðiều đó ngươi phải trọn đời siêng năng hành theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là y vải bố, y vải bông, y vải tơ tằm, y vải len, y vải lụa, y vải hổn hợp chất".
Tân tỳ-kheo nói "Thưa vâng".
3. Rukkhamūlasenāsanaṃ nissāya pabbajjā. Tattha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho vihāro aḍḍhayogo pāsādo hammiyaṃ guhā - "Āma bhante".
"Các bậc xuất gia sống nương sàng tọa gốc cây. Ðiều đó ngươi phải trọn đời siêng năng làm theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là tịnh xá, mái che, lâu đài, dinh thự, thạch động".
Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".
4. "Pūtimuttabhesajjaṃ nissāya pabbajjā. Tat-tha te yāvajīvaṃ ussāho karaṇīyo. Atirekalābho sap-pi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ" - "Āma bhante".
"Các bậc xuất gia sống nương dược phẩm là nước tiểu thú. Ðiều đó ngươi phải trọn đời siêng năng làm theo. Có lợi lộc ngoại lệ cũng được, như là bơ, sữa, dầu mè, mật ong, đường mía."
Tân tỳ-kheo nói "Thưa vâng".
1.7. Bốn pháp bất tác (akaraṇīya):
1. "Upasampannena bhikkhunā methuno dhammo na paṭisevitabbo antamaso tiracchānaga-tāyapi. Yo bhikkhu methunaṃ dhammaṃ paṭisevati assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma puriso sīsacchinno abhabbo tena sarīrabandhanena jīvi-tuṃ evameva bhikkhu methunaṃ dhammaṃ paṭi-sevitvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāva-jīvaṃ akaraṇīyaṃ". "Āma bhante! "
"Một Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên hành pháp dâm dục, cho dù với con thú cái. Vị Tỳ-kheo nào hành điều dâm dục vị ấy là phi sa môn phi Thích tử. Ví như một người bị chém đứt đầu, nó không thể sống với thân không đầu ấy; cũng như thế, vị Tỳ-kheo khi đã hành pháp dâm dục sẽ thành phi sa môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm."
Tân Tỳ-kheo nói: "Thưa vâng."
2. "Upasampannena bhikkhunā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ na ādātabbaṃ antamaso tiṇasa-lākaṃ upādāya. Yo bhikkhu pādaṃ vā pādārahaṃ vā atirekapādaṃ vā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādiyati assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma paṇḍupalāso bandhanā pamutto abhabbo haritattāya evameva bhikkhu pādaṃ vā pādārahaṃ vā atire-kapādaṃ vā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādiyitvā as-samaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāvajīvaṃ akara-ṇīyaṃ" - "Āma bhante! ".
"Một vị Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên lấy vật chưa được cho với ý trộm cắp, cho dù là một cọng cỏ. Vị Tỳ-kheo nào lấy trộm vật chưa được cho trị giá 1 pāda [1] hoặc tương đương hoặc cao hơn, vị ấy là phi sa môn phi Thích tử. Ví như lá vàng lìa cành không còn xanh tươi nữa; cũng như thế, vị Tỳ-kheo khi đã lấy trộm vật chưa cho trị giá 1 pāda hoặc tương đương hoặc cao hơn, sẽ thành phi sa-môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm".
Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".
3. "Upasampannena bhikkhunā sañcicca pāṇo jīvitā na voropetabbo antamaso kunthakipillikaṃ upādāya. Yo bhikkhu sañcicca manussaviggahaṃ jīvi-tā voropeti antamaso gabbhapātanaṃ upādāya assa-maṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma puthusilā dvidhā bhinnā appaṭisandhikā hoti evameva bhikkhu sañciccamanussaviggahaṃ jīvitā voropetvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāvajīvaṃ akaraṇīyaṃ" -"Āma bhante! "
"Một vị Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên cố ý đoạt mạng sống chúng sanh, thậm chí là con mối con kiến. Vị Tỳ-kheo nào cố ý giết người cho dù chỉ trục phá thai nhi, vị ấy là phi sa môn phi Thích tử. Ví như tảng đá bị bể làm đôi không còn dính lại nữa; cũng như thế, vị Tỳ-kheo đã cố ý giết người sẽ thành phi sa-môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm."
Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".
4. "Upasampannena bhikkhunā uttari-manus-sadhammo na ullapitabbo antamaso suññagāre abhi-ramāmī' ti. Yo bhikkhu pāpiccho icchāpakato asan-taṃ abhūtaṃ uttarimanussadhammaṃ ullapati jhā-naṃ vā vimokkhaṃ vā samādhiṃ vā samāpattiṃ vā maggaṃ vā phalaṃ vā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Seyyathāpi nāma tālo matthakacchinno abhabbo pu-na viruḷhiyā evameva bhikkhu pāpiccho icchāpakato asantaṃ abhūtaṃ uttarimanussadhammaṃ ullapitvā assamaṇo hoti asakyaputtiyo. Tante yāvajīvaṃ aka-raṇīyaṃ" - "Āma bhante! "
"Một vị Tỳ-kheo đã thọ cụ túc giới, không nên kheo khoang pháp thượng nhân, thậm chí nói rằng: tôi thỏa thích ngôi nhà trống. Vị Tỳ-kheo nào ác dục tham vọng khoa trương pháp thượng nhân không có không thật chứng về thiền, hoặc giải thoát, hoặc định, hoặc nhập định, hoặc đạo, hay quả, vị ấy là phi sa-môn phi Thích tử. Ví như cây thốt nốt bị đứt đọt không thể phát triển nữa; cũng như thế, vị Tỳ-kheo ác dục tham vọng đã khoa trương pháp thượng nhân không có không thật chứng sẽ thành phi sa môn phi Thích tử. Ngươi trọn đời điều ấy không nên làm".
Tân Tỳ-kheo nói "Thưa vâng".
2. Phận sự của Tăng (Các pháp hành)
Pháp hành (Kiccavatta) tức là những phận sự phải làm của một Tỳ kheo nói riêng và vị tu sĩ nói chung trong đời sống tu hành ngoài sự giữ giới, đây được xem như là những bổn phận. Gồm có 14 pháp hành như sau :
1- Pháp hành của vị khách Tăng (āgantu-kavatta).
Vị Tỳ-khưu hay Sa-di đi đến nơi chùa khác có việc, khi đến phải hành theo luật phận sự của vị khách Tăng như sau:
Nếu che dù phải xếp lại khi bước vào cổng. Nếu mang dép giày phải bỏ ra xách tay.
Mặc lại y, khoác chừa vai phải.
Phải đi vào thong thả, đến trước tiên là chỗ các vị Tăng đang có mặt.
Ðến nơi, để bát xuống rồi ngồi chỗ hợp lẽ.
Nếu cần nước uống, nước rửa thì hỏi xin.
Nếu đi chân dơ thì nên rửa chân rồi mượn giẻ lau khô, xong phải đem phơi giẻ ở chỗ thích hợp.
Nếu có vị tu sĩ cao hạ hơn mình thì nên đảnh lễ vị ấy; nếu mình là Sa-di thì phải đảnh lễ các Tỳ-khưu.
Khi hỏi chuyện, phải hỏi thăm chỗ ở, chỗ đi khất thực, nơi gần, nơi xa, nơi nên đi, nơi không nên đi.
Hỏi cho biết tình hình chư Tăng tại đó, vị phàm, vị thánh, vị nào cao hạ, vị nào thấp hạ ...
Hỏi chỗ nhà xí, nhà tắm nơi nào.
Hỏi giờ giấc ra vào chùa theo nội quy bổn tự.
Nếu muốn ở lại, hỏi thăm cốc liêu trống rồi đi đến đó, gõ cửa chờ một lát rồi mới vào, nên xem xét chung quanh liêu cốc ngừa có tai hại.
Ðó là pháp hành của vị khách Tăng.
2- Pháp hành của vị trụ xứ (āvāsikavatta):
Vị Tỳ-khưu hay Sa-di là người ở tại chùa có những phận sự phải hành như sau:
Phải luôn luôn chuẩn bị nước uống, nước rửa, nước tắm, khăn lau . . . dành cho các vị khách Tăng nếu đến có dùng.
Khi có vị khách Tăng đến chùa, giới phẩm cao hơn, thì mình phải ra đón rước y bát, thỉnh vào, trải lót chỗ ngồi cho vị ấy, vị khách ngồi yên rồi mình đảnh lễ.
Nên chỉ chỗ nhà xí, phòng tắm, phòng nghỉ cho vị ấy biết.
Nên chỉ đường đi khất thực, chỗ thích hợp, chỗ đi không thích hợp.
Trình giờ giấc sinh hoạt qui định trong chùa.
Phải xem chừng vị ấy uống nước, nếu thấy uống hết thì mang thêm ra.
Nếu vị trưởng lão khách Tăng mệt thì hầu quạt, như vị ấy không cho thì thôi.
Trường hợp có vị trưởng lão khách Tăng đến, dù mình đang bận việc như may y, quét chùa cũng phải ngưng lại để đón tiếp, nếu khách Tăng cho phép tiếp tục công việc thì mình làm.
Trường hợp mình đang trị thuốc cho Tỳ-khưu bệnh, nếu ca bệnh nặng thì không nên ngưng lại để tiếp khách tăng, chỉ khi ca bệnh nhẹ mới ngưng tay mà tiếp khách; nếu trưởng lão khách Tăng biết việc cho phép tự nhiên thì mình cứ tiếp tục chăm sóc bệnh nhân.
Riêng đối với vị khách Tăng giới phẩm Sa-di hay Tỳ-khưu nhỏ hạ thì không cần tiếp rước hầu hạ, chỉ cần giao tiếp hỏi chuyện, bảo chỗ nhà xí, chỗ tắm rửa, cho nước uống và xếp chỗ nghỉ ngơi, vậy cũng được rồi.
Ðó là pháp hành của vị trụ xứ.
3- Pháp hành của vị xuất cốc (gamikavatta).
Tỳ-khưu hay Sa-di có việc phải đi khỏi chỗ ở, nên hành các phận sự như sau:
Phải dẹp gọn nội thất giường ghế, chiếu gối xếp lại; giao trả phòng liêu cho một vị Tỳ-khưu hoặc vị Sa-di hay người chức sự quản lý trong chùa, hay một cư sĩ nào cũng được.
Nếu không có ai để gởi giao, thì nên kê cao giường rồi chồng ghế lên, chiếu gối xếp đặt lên ghế, đóng kính các cửa sổ cửa cái rồi mới ra đi.
Nếu cốc liêu lợp lá bị dột thì phải lợp chèn lại cho khỏi ướt mùng chiếu trên giường; không lợp chèn được thì nên chọn vị trí tốt không dột mà kê giường ghế lại và để mùng chiếu gối. Bằng như cốc liêu bị dột khắp thì phải tìm vật gì để đậy lên chỗ mùng chiếu gối; nếu gởi được trong xóm các vật dụng thì nên gởi trước khi ra đi.
Ðó là pháp hành của vị xuất cốc.
4- Pháp hành của vị phúc chúc trai tăng (anumodanāvatta).
Trong buổi cúng dường trai tăng, Ðức Phật cho phép chư Tăng đọc kinh phúc chúc đến thí chủ. Vị trưởng lão dẫn kinh trước, lần lượt các vị xướng theo.
Hoặc vị trưởng lão bảo vị nhỏ đọc kinh phúc chúc cũng được và các vị khác ngồi chờ. Hoặc thí chủ muốn thỉnh vị nào, vị ấy hãy đọc kinh.
Nếu các vị trưởng lão không muốn chờ vị kia đọc kinh xong thì bước ra trước cũng được.
Nếu thí chủ có thỉnh thuyết pháp, vị trưởng lão sẽ thuyết và các vị khác ngồi lại chờ; vị trưởng lão cho phép tất cả đi về trước, cũng nên ở lại vài vị.
Nếu thí chủ thỉnh vị nào thuyết theo ý họ, thì vị nhỏ hạ đó phải bạch trình các vị trưởng lão biết rồi mới nên thuyết pháp.
Về phần các vị khác ngồi chờ, nếu có muốn đi giải bên ngoài phải báo với vị ngồi gần mình mới nên đi ra.
Ðó là pháp hành của vị phúc chúc trai tăng.
5- Pháp hành của vị đến nhà ăn (bhattagga-vatta).
Khi có thí chủ mời đi dự trai tăng, vị Tỳ-khưu hay Sa-di phải có pháp hành như sau:
Lúc đi phải mang y bát chỉnh tề, quấn y kín mình theo Ưng học pháp.
Bước đi nghiêm trang thong thả; nếu có nhiều vị cùng đi, phải thứ lớp hạ lạp chẳng nên vượt đi trước vị lớn.
Lúc vào nơi trai tăng, phải ngồi cho phải phép, ngồi đúng vị trí, tức là không ngồi bó gối hoặc chống tay, không ngồi quá gần đụng vị trưởng lão hoặc ngồi ngang hàng; nếu chỗ chật hẹp vị trưởng lão nói cho phép ngồi hoặc xin phép trước rồi ngồi thì không lỗi.
Nếu là Tỳ-khưu có mang theo y tăng-già-lê thì không nên ngồi trên y ấy.
Khi thí chủ dâng nước rửa bát, rửa mặt thì nhận lấy mà rửa, rửa phải khéo léo nhẹ nhàng không để khua động hoặc văng nước trúng vị khác; đổ nước cũng vậy, nên đổ vào chỗ chứa không nên làm tung tóe bẩy ướt.
Khi thọ lãnh vật thực, nên nhận cơm và thức ăn vừa phải thôi; cơm hai phần, thức ăn một phần; không nhận vun tràn miệng bát.
Khi thí chủ phân phối vật thực chưa đủ đến hết các vị sư, thì vị cả chưa nên vội ăn.
Khi thọ thực trong nơi có thí chủ thì phải ăn trang nghiêm thong thả, theo đúng luật Ưng học pháp.
Khi ăn xong vị cả không nên lãnh nước uống nước rửa trong khi các vị khác còn ăn.
Tay bẩn không nên cầm lấy đồ đựng nước.
Khi ra khỏi nhà ăn phải tuần tự đi ra, nếu chỗ hẹp thì vị nào ngồi gần lối ra sẽ ra trước, không câu nệ tôn ti; nếu nơi rộng rãi thì nhường vị trưởng lão ra trước.
Khi ra ngoài rồi thì chờ đợi thứ lớp hạ lạp mà đi về chùa, đi giữ khoảng cách không xa không gần nhau, có thể người nào đó đi cắt ngang qua được.
Ðó là pháp hành của vị đến nhà ăn.
6- Pháp hành của vị đi khất thực (piṇḍacāri-kavatta).
Tỳ-khưu hay Sa-di sống với hạnh khất thực, phải hành theo các phận sự như sau:
Lúc đi vào xóm để khất thực phải mặc y kín mình, mang theo bình bát, đi đứng chẫm rãi, giữ tư cách nghiêm trang theo luật ưng-học-pháp.
Nếu cùng đi khất thực nhiều vị thì phải đi ngay hàng thẳng lối, không nên vội vã chen lấn nhau.
Khi đến xóm nhà rồi phải dự tính trước rằng sẽ đi vào phía này, phía này .
Không nên đứng quá xa hay quá gần thí chủ cúng dường, không nên nhìn xem mặt thí chủ, chỉ nên nhìn xuống thấp phía trước thôi.
Lúc đi ngang qua cửa nhà cư sĩ, để ý biết thấy họ sẵn lòng cúng dường thì đứng lại chờ, hoặc họ thỉnh dừng lại thì đứng lại.
Khi thí chủ cúng dường, thì tay trái đỡ bát, tay mặt vén y và mở nắp bát để nhận vật thực. Nhận xong đậy nắp bát lại, thả y phủ xuống và xoay mình đi tới, đi tề chỉnh khoan thai.
Trường hợp khất thực rồi trở về chùa ăn, vị nào đi về trước phải lo nước uống, nước rửa, giẻ lau chân để sẵn, phải trải lót chỗ ngồi trong nhà ăn; các vị đã về đủ thì họp mặt nhau ăn, ăn xong còn tàn thực phải đổ bỏ nơi không có côn trùng, rồi quét dọn lại nhà ăn cho sạch, rửa bát sạch đem hóng nắng; bát vừa khô ráo thì mang vào cất, nhưng không nên để bình bát nơi chỗ cao . . .
Ðó là pháp hành của vị khất thực.
7- Pháp hành của vị ẩn cư trong rừng (āraññikavatta).
Vị ẩn cư trong rừng phải thực hành những phận sự như sau:
Luôn luôn dự trữ nước để uống để rửa, nếu không có lu hủ chứa thì lấy ống tre đựng nước.
Phải tích lửa để ngừa đêm hôm hữu sự, nếu có đồ bật lửa thì không cần nhen nhóm lửa liên tục. Nếu có bạn đồng cư ở gần nhau thì không cần lửa cũng được.
Ở rừng phải có gậy trong tay để dò đường, để dọa đuổi thú nguy hiểm.
Ðến buổi đi khất thực, phải chuẩn bị sớm, đóng cửa nẻo am thất rồi mang y và bát đi vào làng.
Trong rừng vắng vẻ, được phép mặt y vai trái cho đến khi gần tới ranh làng thì mặt y kín mình, nếu có mang dép phải bỏ ra và dấu kín một nơi để lúc về mang lại.
Khất thực xong, nếu thấy ở xóm có nước thì nên thọ thực trong xóm rồi rửa sạch bình bát, sau đó theo lối cũ đi về rừng. Qua khỏi xóm đến chỗ rừng vắng vẻ, mặt lại y vai trái, mang dép, cầm gậy mà đi.
Ðó là pháp hành của vị ẩn cư trong rừng.
8- Pháp hành của vị ngụ trong liêu thất (senāsanavatta).
Tỳ-khưu hay Sa-di ở trong liêu thất của mình phải hành phận sự như sau:
Phải thường xuyên quét dọn liêu thất cho sạch sẽ. Khi quét phải lấy y bát, tọa cụ để có nơi; giường chiếu mang ra ngoài trước khi quét.
Phải quét phần trên trước rồi dần dần xuống vách và cuối cùng tới quét nền. Cửa và vách sơn phết thì phải lau rửa cho sạch khô.
Rác quét thì phải đổ có chỗ; không nên đập quét bụi bay làm phiền vị khác, hoặc bụi bay gần nước uống, nước xài .
Trong liêu thất, giường, ghế, chiếu, gối, tọa cụ, thậm chí là giẻ lau chân, nếu bị dơ hay mốc meo, phải giặt rửa phơi nắng.
Y bát cất cho gọn gàng ngăn nắp.
Phải biết mở đóng cửa tùy mùa tiết khí hậu.
Sân chung quanh liêu thất phải quét rác sạch sẽ.
Tịnh thất có phòng vệ sinh, phải quét rửa sạch và trữ nước xài đầy đủ.
Nơi tịnh thất rộng, ở chung với vị khác nhất là vị trưởng lão, khi mình muốn làm gì chẳng hạn tụng đọc kinh, nói kinh hoặc mở cửa sổ, hay quét dọn ... phải xin phép vị ấy mới nên làm, chỉ thưa qua một lần đầu thôi về sau tự ý làm cũng được.
Ðó là pháp hành của vị ngụ trong liêu thất.
9- Pháp hành ở nơi nhà bếp (jantaghara-vatta):
Nhà bếp là nơi trữ lửa cũi để nấu nước nóng, hoặc nấu cháo khi hữu sự bệnh hoạn ...
Trong bếp không nên đốt lửa với cũi đun quá nhiều e gây hỏa hoạn.
Có tro bếp nhiều phải hốt đổ bớt.
Nhà bếp dơ bẩn phải quét dọn sạch sẽ.
Nước dùng trong nhà bếp phải múc chứa đầy.
Trong nhà bếp có phòng tắm, khi tắm phải chờ vị trưởng lão tắm trước, nếu cùng lúc gặp.

Nếu vị trưởng lão già yếu cần có người phục vụ thì mình nên làm giúp, pha nước nóng, kì cọ, đấm bóp ...
Thời tiết lạnh, có bệnh, được phép vào bếp hơ lửa; có vị trưởng lão ở đó thì không nên ngồi đụng lấn vị trưởng lão; khi ra khỏi không nên ra trước vị trưởng lão, phải ở lại sau thu dọn sạch sẽ nhà bếp và tắt lửa rồi mới nên đi ra.
Ðó là pháp hành trong nhà bếp.
10- Pháp hành nơi nhà xí (vaccakuṭivatta):
Nhà xí là chỗ để phóng uế; luật dạy phải hành các nguyên tắc vệ sinh và thể hiện phong cách đứng đắn.
Ở nơi trú xứ có nhà vệ sinh phải có nguyên tắc như sau:
Phải thường quét dọn dội rửa cho sạch sẽ, có giấy rác trong giỏ đựng thì đem đổ bỏ.
Phải múc nước chứa hồ nhà xí, dùng để rửa ráy khi đi vệ sinh xong.
Khi đến nhà xí, nếu cửa đóng thì phải đánh tiếng (tằng hắng, ho v.v.). Người ngồi trong cũng tằng hắng trả lời.
Vào nhà xí không nên câu chấp tôn ti, vị nào đến trước thì vào trước, đến sau thì chờ vào sau.
Trước khi vào bên trong thì phải máng y vai trái và y tăng-già-lê ở ngoài.
Không nên vén y nội lên trước khi vào nhà xí.
Lúc đại tiện tiểu tiện không nên rặn lớn tiếng.
Không nên xỉa răng trong nhà xí.
Không nên đại tiểu tiện, khạc nhổ ngoài lỗ xí.
Sau khi đại tiểu tiện xong phải rửa nước cho sạch mới nên mặt y lại; nếu không có nước hoặc không có gáo múc nước để rửa thì dùng giấy, lá khô hoặc mảnh cây mà chùi, nhưng không nên bỏ giấy chùi vào lỗ xí, phải bỏ trong giỏ đựng bên cạnh để đem đổ. Không nên dùng giấy dơ, lá hoặc cây mục; mảnh cây nhọn, có gai mà chùi.
Nếu rửa nước thì phải úp gáo múc sau khi dùng xong, không nên để thừa chút ít nước trong đồ múc.
Khi đi giải xong đứng dậy mặt y nội tề chỉnh và thong thả bước ra, không nên vội vã.
Nói về chỗ không có nhà xí che dừng, thì sau khi đi giải xong phải múc nước hoặc lấy lá, vỏ cây rồi tìm chỗ kín đáo rồi chùi rửa vệ sinh. Tuy vậy nếu không bức bách vội thì nên tìm chỗ kín đáo mà đại tiểu tiện.
Ðó là pháp hành ở nơi nhà xí.
11- Pháp hành đối với Thầy Tế-Ðộ (upajjhā-yavatta).
Một vị đệ-tử xuất gia được Thầy Hòa Thượng truyền giới pháp, nếu là Sa-di phải ở cạnh Thầy suốt đời, nếu là Tỳ-khưu thì nương Thầy trên thời gian năm năm. Khi sống cạnh Thầy phải làm tròn bổn phận người đệ-tử đối với Thầy tế-độ như sau:
Sáng sớm thức dậy trước, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho Thầy. Khi Thầy đã thức, phải đêm dâng nước rửa mặt; dọn dẹp xếp gọn ngọa cụ và tọa cụ cho Thầy.
Có cháo điểm tâm thì dâng cho Thầy dùng, Thầy dùng xong thì đệ tử dẹp dọn và dâng nước rửa nước uống cùng tâm xỉa răng.
Thầy muốn vào xóm khất thực, phải lấy y bát cho Thầy. Thầy cho đi theo, thì phải mặt y nghiêm chỉnh và theo sau lưng Thầy không quá gần cũng không quá xa, vừa cho thầy kêu nói. Khi bát của Thầy nặng đầy vật thực thì trò phải đổi bát của mình để mang giúp bát cho thầy.
Khi Thầy muốn thọ thực, phải dâng nước trước rồi mới dâng thức ăn và ngồi xem chừng để dâng hầu Thầy món ăn thiếu; Thầy ăn xong, mình thu dẹp chỗ ngồi và dọn rửa bát; khi rửa bát, nên dùng nước rửa sạch, lau khô, đem phơi nắng một lát mới nên cất vào và cẩn thận đừng để khua bể.

Khi Thầy đi đâu về (dù trò có đi theo cũng phải về trước) sắp đặt chỗ ngồi cho Thầy, đem đến nước rửa mặt rửa chân, rước lấy y và bát của Thầy, đem y khác sạch và khô cho Thầy thay đổi, rồi lấy y có mồ hôi đó ra hóng nắng cho khô xong xếp cất.
Khi Thầy muốn tắm, trò phải chuẩn bị sẵn nước, Thầy cần nước nóng thì đem nước nóng, cần nước lạnh thì đem nước lạnh; Thầy muốn trò kì cọ xoa bóp thì mời thầy ngồi trên ghế rồi xoa bóp trước, xong mới xối nước trên thân và kì cọ. Thầy tắm xong, lấy khăn lau khô cho thầy kế đến dâng y sạch cho Thầy mặc; khi Thầy ra khỏi nhà tắm, trò phải thu dẹp dọn sạch và tắm rửa rồi mới đi ra.
Tịnh thất của Thầy dơ bẩn, phải quét dọn sạch sẽ, phải trữ nước rửa chân, giẻ lau chân sẵn sàng cho Thầy.
Khi Thầy bệnh, phải phục vụ nuôi dưỡng cho đến khi bình phục không nên bỏ Thầy đơn chiếc. Nếu đã có vị khác ở nuôi Thầy, thì mình khỏi phải nuôi, nhưng phải luôn quan tâm thăm viếng và tìm thuốc trị bệnh cho Thầy.
Khi Thầy đang nói chuyện với vị khác, trò không nên xen vào.
Lúc Thầy có nói hay làm những điều phạm luật phải nhắc khéo chẳng nên chỉ trích tranh cãi với Thầy bằng lời vô lễ; chỉ nên hỏi khéo rằng "Bạch Ngài, nói vậy hay làm vậy có phạm lỗi chăng?"
Thầy có buồn chán thối thất, trò phải động viên tinh thần hoặc nói kinh pháp cho Thầy nghe hoặc thỉnh Thầy du hành đổi chỗ cho giải buồn.
Thầy phiền giận; phải năn nỉ khuyên lơn hay nhờ vị khác nói hộ.
Thầy theo việc làm tà kiến, phải thức tỉnh Thầy hay nhờ vị khác khuyên giúp.
Thầy phạm tội theo luật, phải lo tính giữ gìn danh dự cho Thầy; Tăng chúng có quở phạt Thầy, trò cũng phải tìm lời an ủi và cổ động cho Thầy tiến hóa.
Nhất nhất muốn làm chuyện chi cũng phải xin phép Thầy trước, nếu Thầy cho thì làm bằng không thì thôi. Muốn cho y bát hay vật gì đến vị khác phải xin Thầy cho phép; muốn cạo tóc cho ai cũng phải xin phép Thầy; muốn đi vào xóm có việc hoặc đi khất thực cũng phải xin phép Thầy.
Riêng về việc tu học, nếu Thầy dốt chữ nghĩa pāli hay không thông thiền định, trò muốn đi học pāli, học thiền định với vị khác thì phải xin phép Thầy cho đi học; nếu Thầy cho thì tốt, nhưng nếu Thầy ngăn cản thì được phép cải lời, vì để tiến hóa lợi ích.
Khi Thầy còn đó, trò không nên đi theo một bên vị nào khác, cũng không nên cho ai theo bên mình.
Không nên xu hướng với vị nghịch lại Thầy mình.
Ðó là pháp hành của vị đệ tử đối với Thầy tế độ.
12- Pháp hành của Thầy Tế-độ đối với đệ tử (saddhiṃvihārikavatta).
Vị Tỳ-khưu trưởng lão là thầy tế độ của người khác, truyền giới tu cho người khác, người ấy là đệ tử của vị trưởng lão đó; vị trưởng lão này phải đối xử với đệ tử theo pháp hành của vị thầy, như sau:
Phải dạy dỗ pháp học và pháp hành cho đệ tử.
Phải thường quan tâm khuyên bảo nhắc nhỡ đệ tử trong mọi sinh hoạt.
Phải biết khích lệ sách tấn đệ tử cho tiến hóa trong đạo đức tu hành.
Phải xót thương chia sớt lợi lộc đến đệ tử.
Ðệ tử bị bệnh đau, thầy phải hết lòng chăm sóc lo lắng như cha mẹ đối với con.
Bổn phận làm thầy tế độ đối với đệ tử chỉ có bấy nhiêu.
13- Pháp hành của môn sinh đối với thầy giáo thọ (ācariyavatta).
Thầy giáo thọ là vị thầy mà mình nương tựa để học hỏi kinh, luật, giáo pháp, ngoài vị thầy tế độ.
Khi sống cùng thầy giáo thọ, vị môn sinh cũng phải hầu hạ giáo thọ sư theo bổn phận như đối với thầy tế độ vậy.
14- Pháp hành của thầy giáo thọ đối với môn sinh (antevāsikavatta):

Môn sinh tức là học trò theo học với mình, mặc dù không phải là đệ tử mà mình tiếp độ, nhưng vị thầy giáo thọ cũng nên đối đãi với môn sinh ấy như là thầy tế độ đối với đệ tử vậy.
Trong 14 pháp hành trên đây, vị Sa-di chỉ phải học hiểu và thực hành 12 pháp thôi ngoại trừ bổn phận làm thầy tế độ và thầy giáo thọ, vì Sa-di chưa có tư cách ấy.
(Tỳ kheo Giác Giới, Luật Nghi Sa Di, Nxb Tôn Giáo 2007, tr. 4867).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tỳ khưu Indacanda (dịch) Tạng Luật, (9 cuốn) Nxb Tôn Giáo 2005.
Tỳ kheo Giác Giới, Luật Nghi Tổng Quát, Nxb Tôn Giáo 2003.
Tỳ kheo Giác Giới, Luật Nghi Sa Di, Nxb Tôn Giáo 2007.
Thích Tâm Minh, Khảo Cứu Về Văn Học Pāli, Nxb Phương Đông, 2008.
Thưa chư huynh đệ khoa Pāli, đây chỉ là những gì TT Giáo thọ môn Luật dạy tại lớp mà Ban Học Tập biên tập được. Kính gởi để huynh đệ tham khảo cho việc học-thi và viết tiểu luận tốt hơn. Mong mọi người đóng góp để cho phần tài liệu thêm phong phú. Chúc học thi tốt và luôn an lạc trong Thánh pháp.



[1]Tỳ kheo Giác Giới, Luật Nghi Sa Di, Nxb Tôn Giáo 2007, tr.  
[2] Hắc tay: Một khuỷu tay, từ cùi chỏ đến đầu ngón tay giữa.
[3] Tỳ kheo Giác Giới (soạn dịch), Nxb Tôn Giáo 2003, tr.
[4] Sđd, tr. 157,158.


LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ĐÔNG NAM Á (T.T GIÁC TRÍ)

 I. BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á TRƯỚC LÚC PHẬT GIÁO DU NHẬP
1. Vị trí địa lí
Đông Nam Á (ĐNA) có tất cả  12 nước: Myanma (Miến Điện), Lào, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippin, Brunei, Singapore, Papua New Guinea, Đông Timo.
_Tổng diện tích: 4.500000 Km2 (Thềm lục địa)
_Tổng diện tích : 7.200.000 Km2 (Miền Duyên Hải)
_Tổng dân số: 53.6000. 000 (2002)
_ĐNÁ nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
_Lào không có biển
_ Philippin: không chung biên giới
_ĐNÁ chịu nhiều ảnh hưởng của hai dòng tư tưởng lớn của Ấn Độ và Trung Quốc.
_Tính theo khảo cổ học VIỆT NAM ta được 2500 năm, theo truyền thuyết 4000 năm
Việt nam có tín ngưỡng thờ Bà chúa Liễu Hạnh
Ấn Độ thời Linga, Yomi, Brahma: Bà la môn
_Trung Quốc có Lão Khổng Tử

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ĐÔNG NAM Á (T.T THIỆN HẠNH)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO CAMPUCHIA, LÀO, THÁI

I. ĐIỂM CHUNG VÀ ĐIỂM RIÊNG BIỆT
A. Điểm chung
1. Lịch sử truyền bá và tên gọi
2. Các lễ hội Phật giáo CPC-LÀO-THÁI
3. Các yếu tố tạo nên Phật giáo và Quốc giáo
4. Pháp môn tu hành căn bản của Tăng, Ni, phật tử
5. Những điều cần biết, thông cảm và những điều cấm kỵ
6. Linh tinh khác như : ăn, mặc, ở, tụng kinh.
B. Điểm riêng
1.      Khái quát lịch sử hình thành đất nước CPC (QK+HT)
2.      Khái quát lịch sử Phật giáo  CPC (QK+HT)
3.      Khái quát lịch sử hình thành đất nước Lào (QK+HT)
4.      Khái quát lịch sử Phật giáo Lào (QK+HT)
5.      Khái quát lịch sử hình thành đất nước Thái Lan (QK+HT)
6.      Khái quát lịch sử Phật giáo Thái Lan (QK+HT)
7.      Kiến trúc và mỹ thuật Phật giáo
8.      Các lễ hội dân tộc (CPC_ L_T)
A. ĐIỂM CHUNG
       1. Lịch sử truyền bá và tên gọi
     a. Lịch sử truyền bá
Dựa trên phương pháp hành trì, tư tưởng và con đường truyền bá
Phía Nam: có các nước như: Tích Lan, Myanma, Thái Lan, CPC, Việt Nam
Phía Bắc: Tây tạng, Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản…
     b. Tên gọi
            Nam Truyền
Theravada
Thượng toạ bộ
PG Nguyên thuỷ
PG Nam Tông           
PG Tiểu Thừa
PG Bảo Thủ   
PG Nam Phuơng                   
           Bắc Truyền
          Mahasanghika
          Đại chúng bộ
          PG Bắc truyền
          PG Bắc Tông
          PG Đại Thừa
          PG Cách Tân
          PG Bắc Phuơng




Thứ 3 ngày 19 tháng 09 năm 2011 (TT THIỆN HẠNH)
A. ĐIỂM CHUNG (tiếp theo)

2.      Các lễ hội Phật giáo Nguyên thuỷ
a.      Ngày 15 / 1 (âm lịch) Ngày Pháp Bảo : có 3 sự kiện được nhắc đến
·        Ngày Đức Phật hừa với Ma vương 3 tháng nữa nhập Niết Bàn
·        1250 vị TK ALAHÁN không ai bảo tự đến
·        Ngày Đức Phật công bố
ü      Giới học(Patimokkha: 257 giới TK)
ü      Giáo Pháp theo Khme
_Giáo pháp của Như Lai truyền trong suốt 45 năm(Nam Truyền), 49 năm (Bắc Truyền)
“Tránh xa điều ác
Làm hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch”
b.      15/4 âl: Ngày Phật Bảo, có 3 sự kiện hay còn gọi là ngày tam hợp
·        Đản sinh
ü      Giáng sinh 15/6 âl (623 BC) theo BT
Bằng hình thức với con voi 6 ngà từ cung trời Đẩu Xuất Đà giáng trần xuống
ü      Đản sinh 14/4 âl (624 BC) BT 8/4
Sau khi ra đời gọi là đản sinh, thời gian trong lòng mẹ 10 tháng
Ø     Theo NamTruyền:  624->16 có vợ->29Xuất gia->35 Thành Đạo-> 80 Niết Bàn -à Thế giới công nhận
Ø     Băc Truyền:  624->16 có vợ->19Xuất gia->30 Thành Đạo-> 80 Niết Bàn
·        Thành đạo
Đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề
ü      Tu niệm hơi thở chứng đắc 4 Thiền chế ngự 5 triền cái, chứng đắc ngũ thông.
ü      Tu quán hơi thở chứng đắc 4Đạo diệt được 10 phiền não đạt được Lậu Tân Minh.
_Đức Phật đắc đạo trong một ngày theo phương pháp niêm hơi thở, đắc 4 Thiền, 4 Đạo, Lục Thông.
_Bồ tát tu về quán hơi thở nói rộng là Tứ Niệm Xứ, lấy hơi thở để nhập định và đắc Tam Minh, Lục thông, áp dụng cho chỉ và quán.
_Giác ngộ về Tứ Đế, Nhân quả, Lý Duyên sinh.
Khổ     Tập     Diệt    Đạo
Quả     Nhân   Quả     Nhân
·        Niết Bàn : ngày 15/4 năm 443 tr TL
544 nhập Niết Bàn
“CÁC CON CHỚ NÊN DỄ DUÔI”

Thứ 3 ngày 27 tháng 09 năm 2011 (TT GIÁC TRÍ)
II.    PHẬT GIÁO DU NHẬP CÁC QUỐC GIA ĐNÁ
1, Phật giáo du nhập tại Ấn Độ
_Thế kỷ thứ III tr TL: Đức Phật xuất hiện
_Bàlamôn có 9000 năm tr TK
_Champa thuộc Ấn Độ, cũng là tên gọi đầu tiên của ĐNÁ,
_Suvannabhumi thuộc 12 quốc gia ĐNÁ ngày nay(-philippin)
_Theo khảo cổ: 584
_623 tr TL theo Suvannabhumi
_Quê ngoại Thế Tôn: Devadaha, quê nội: Lapilavatthu
     _Lumbini còn đuơcu gọi là chốn yêu thương
     Khi không còn ai có thể dạy cho Ngài được nữa thì Đức Phạt quay trở về phương pháp cổ xưa là khổ hạnh(nín thở và nhịn ăn)
·        Nín thở:    
ü      Lưỡi nóc họng
ü      Bịt các căn chừa lỗ tai
ü      Bịt các căn khí lên mũi
ü      Bịt các căn dồn khí tới bụng
·        Nhịn ăn
ü      Rờ xương đụng bụng…. mất đi 80 vẻ đẹp
     Đức Phật có 3 cái từ bỏ
·        Từ bỏ hai vị thầy
·        Từ bỏ tu khổ hạnh
·        (túc mạng minh, sanh tử minh, lậu tận minh)
Theo con đường Trung đạo tránh xa lợi dưỡng và khổ hạnh
v     Theo khảo cổ
Địa danh cây Bodhigaya: Bờ giác ngộ
Vào TK 11 tụi Hồi Giáo tàn phá cây Bồ Đề này sau này , vào năm 854 người cư sĩ Dhammapala (TK 18 )mang Bồ Đề từ Tích Lan sang Ấn Độ trồng tại Bodhigaya đến nay cây Bồ Đề được 200 tuổi
_ngày 10-> 22 t/10 âm lịch các nước tụ họp tụng kinh 7 ngày (tam tạng kinh) của 6 nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Tích Lan, tại Bồ Đề Đạo tràng (Hội nghị trùng tụng)

Thứ 3 ngày 04 tháng 10 năm 2011  (TT THIỆN HẠNH)
A>ĐIỂM CHUNG  : tiếp theo
2.Các lễ hội Phật giáo Nguyên thuỷ( t2)
c.      15/6 âl: Gồm có 4 ý nghĩa
ü      Giáng trần (625)
Trước khi giáng sinh Bồ Tát quán sát 5 điều kiện
ü       Châu: Nam Thiện Bộ Châu (châu chúng ta đang ở)
ü      Quốc độ: Nơi đây chúng sanh có nhiêù nhân duyên (Ấn Độ)
ü      Tuổi thọ: không ngắn, không dài
ü      Dòng họ: Quyền uy, thế lực cao sang
ü      Cha mẹ: Là người đạo đức và nhiều đời là cha mẹ con cái với nhau.

ü      Xuất gia: Thấy binh, lão, tử, Tăng, 29 tuổi xuất gia (NT), 19 tuổi (BT)
ü      Chuyển Pháp luận:15/6
ü      Bánh xe Pháp bắt đầu quay tại Vườn Nai
ü      Tăng bảo cũng được xuất hiện.
ü      Là ngày Tam bảo xuất hiện trong cuộc đời. Từ đó Phật giáo lần lần được truyền bá.
ü      thị hiện song thông: Lửa và nước nhiếp phục bọn ngoại đạo.
d.16/6à16/9: là ngày Tăng Bảo
ü      Nhập hạ 3 tháng và ra hạ theo NT, Lễ của chư Tăng
ü      Thời gian thọ y công đức: 1 tháng từ ngày 16/9 đến ngày 15 tháng 10: gọi y kathina, y công đức
Ngoài ra còn gọi y ca sa, thường diễn ra trong 1 tháng, 1 ngày, 1 buổi.
     Quả phước của dâng y Kathina: 5 quả phuớc
ü      Có sắc đẹp và làn da sáng
ü      Sau khi thân hoại mạng chung được sanh vềchư thiên, làm người đẹp
ü      Nữ làm dâng y kathina sẽ làm người nam
ü      Sẽ có duyên gặp Phật, tất nhiên sẽ gặp giáo Pháp
ü      Nếu kiếp nào sanh lên, muốn xuất gia được Phật gọi “ebhikkhu” râu tóc tự rụng
     Quả báu cho người có an cư kiết hạ 3 tháng
ü      Sau khi ra hạ đi đâu không cần trình báo cho ai
ü      Được xa rời tam Y (Tăng Già Lê)
ü      Được nghe tên vật thực trước khi dùng
ü      Được cất giữ tứ vật dụng
ü      Sẽ được hưởng tứ vật dụng phát sanh trong buổi lễ dâng y
àKẽo dài được 3 tháng

Thứ 3 ngày 18 tháng 10 năm 2011 (TT THIỆN HẠNH)
A>ĐIỂM CHUNG  : tiếp theo
3.      Phật giáo là quốc giáo (CPC_THÁI_LÀO)
a.      Vì không có tôn giáo lớn khác,
b.      Vì xuất gia tu Phật nhiều
Vua Koranna hỏi:      
ü      Già quá đi tu (già suy vong)
ü      Bệnh suy vong
ü      Tài sản suy vong
ü      Thân tộc dòng họ suy vong
·        Xuất gia theo Đạo Phật Nam Tông: có 6 lý do
ü      Vì dốt nát
ü      Vì hay giận
ü      Vì ham vui
ü      Vì muốn thu gom tài sản
ü      Vì muốn nuôi mạng
ü      Vì muốn được giải thoát
·        Xuất gia theo Phật  giáo Campuchia có 6 lý do:
ü      Xuất gia vì tu học
ü      Xuất gia vì hiếu đạo
ü      Xuất gia vì lập gia đình
ü      Xuất gia cầu siêu cho cha mẹ
ü      Xuất gia gieo duyên lành cho ngày vị lai
ü      Tu để được giả thoát
c.      Vì thọ Bát và đặt bát
·        Chất liệu bát: Đất, y nox, hình thức : miệng bát: 2,2 tấc, mình bát: 3 tấc. chiều cao: 2.5 tấc
·        Đi bát là vấn đè rất quan trọng, sẽ làm nên quốc giáo
ü      Đi bát nhằm để nắm bắt mọi thông tin và cũng nhằm để hoằng hoá chúng sanh, sát tấn động viên tinh thần cho phật tử
ü      Kiểm soát tín đồ phật tử
ü      Hiể rõ cuộc sống của phạt tử chỉ có nhà sư mới làm
d.      Vì vua quan ủng hộ
ü      Không những ủng hộ vật chất mà còn ủng hộ tinh thần, đó là xuất gia tu học
ü      Tích cực tăng gia sản xuất
ü      Tinh thần tham gia từ thiện xã hội
ü      Đỗi với người tu phải tích cực tham gia công tác xã hội, ngoài việc tu học cho bản thân
ü      Phải có hành động thiết thực cho xã hội
ü      Tăng ni phải có tinh thần yêu dân yêu nước tu hành tốt
ü      Tăng cường giáo dục cho con em để trở thành người tốt
e.      Dân chúng thương yêu kính trọng
ü      Ủng hộ về tiền của
ü      ủng hộ về vật thưc jcho chư Tăng
ü      Ủng hộ về con cái xuất gia

Thứ 3 ngày 2 tháng 11 năm 2011 (TT THIỆN HẠNH)
A>ĐIỂM CHUNG  : tiếp theo
3. Phật giáo là quốc giáo (CPC_THÁI_LÀO) (tiếp theo)
f. Chư tăng đáp ứng được nhu cầu tâm linh
4. Những điều cần biết
a. Những điều cần tránh
ü      Không nên gọi người Miên, mà nên gọi là Khme
ü      Không nên goi người Duôn, nên gọi Việt Nam
ü      Không nên gọi người Tàu nên gọi người Hoa
ü      Người nữ không được chạm vào y áo của nhà sư
ü      Không nên vuốt ve con nít
ü      Không ngồi chung ngang hang với phụ nữ
ü      Không ăn chung ngủ chung
ü      Không xúc phạm đến chư tăng, phá chùa phá miễu
ü      Quan hệ về nam nữ
ü      phụ nữ không nên làm vệ sinh nơi bàn Phật
b.  Những điều cần thông cảm
ü      Các nhà sư miền Nam Bộ nói tiiếng việt không có rành, không biết đối tượng là ai, xưng hô sư với vị thượng toạ, Hoà Thượng, không có chào hỏi
ü      chuyện tu gieo duyên đó là bình thường, tu rồi toàn tục
ü      Chân mày phải cạo để kiểm soát dễ dàng
ü      Hút thuốc là là bình thường
ü      Sư Khme thích ăn bò húc đây là món ăn đặc sản của người CPC, được làm từ cá, họ phơi cho ương ương….
ü      truyền thống PGNT có chứ nhiều sinh viên nghèo (Các nước CPC) “Mái chùa che chở hồn dân tộc”
ü      Người khme buồn (một thời anh hùng)
ü      Sắc đẹp không được đẹp
c.Những điều cấm kỵ
ü      Sờ đầu người khác vì đầu để thờ ông bà cha mẹ
ü      Ngồi tréo chân trươc mặt người lớn, không ngồi nhịp chân
ü      Không nên kết hôn với bà con, bên mẹ có thể kết hôn (khme)
ü      Với Lào: ăn cái gì  phải chừa lại chút
ü      Trước khi ăn phải biết nhường người lớn

      Thứ 6 ngày 4 tháng 11 năm 2011 (TT GIÁC TRÍ)
ISIPATANA
    I/ Về văn học
ü      Địa danh nằm gần thành Varanasi
ü      Đức Phật đi gần một tháng đến Isipatana, tại đây Đức Phật thuyết Pháp:
o       Chuyển Pháp luân vào ngày 15/6
o       Đối tượng nghe: 180 tr chư thiên và 5 anh e Kiều Trần Như
o       Nội dung : Tứ đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo
II/ Về khảo cổ
ü      250 tr thế kỷ vua Asoka đến đảnh lễ cúng dường, dựng 1 bia ký trụ đá, xây dựng nhiều chùa và xây 2 tháp
o       Dhammasajika tại đây gặp 5 anh e Kiều Trần Như
o       Dhammakh
CÁCH TÓM TẮT 1 ĐỀ TÀI
I/ Giới hạn đề tài
a.       Giới thiệu bối cảnh lịch sử
b.      Nhân danh địc danh
c.      Nội dung đề tài
II/ Mô tả và triển khai đề tài
a.       Liệt kê
b.      Giải thích
c.      So sánh
d.      Niên đại thời gian
e.      Sơ kết đánh giá
III.          Kết luận
a.       Tóm tắt bài viết
b.      Đánh giá tác động của đề tài
c.      Ứng dụng thực tế

Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011 (TT GIÁC TRÍ)
  PHẬT GIÁO MẾN ĐIỆN (BURMA)
  I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
   A. Lịch sử văn học
   1. Mahavamsa
   2. Dīpavamsa
  B. Lịch sử Khảo cổ
  TK V HMWZA (Hạ Miến Điện) bia ký Mongon: Phiến vàng lá có câu pháp cú “Yedhamma” trong bộ phân tích trong 7 bộ A_ tỳ _đàm    
  è   Suvannabhumi bao gồm các quốc gia thuộc ĐNÁ ngày nau
  è   Trưởng lão Soṇa và Uttara có thể đã đễ Suvannabhumiddaafu tiên là Miến Điện ngày nay
  è   Theo ngài Pháp Hiển và Nghĩa Tịnh
  è   Sirkkhette: Hạ Miến Điện ngày nay
  è   Giao lưu bằng con đường gia vị
  è   Đức Phật đã theo các con đường thương đến các nước ĐNÁ
  è   Phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 12
   II. Phổ biến giá trị văn hoá Phật giáo
1.      Phổ biến tinh thần bất bạo động (thương yêu đồng loại)
2.      Xoá bỏ giai cấp: không có giai cấp (không có giai cấp trong giọt máu cùng mặn, trong dòng máu cùng đỏ)
3.      Bao dung (che chở đùm bọc)
         Nếp sống dựa vào lời dạy của Đức Phật